1. Lợi ích của việc ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ
Ủ nóng sữa mẹ là một trong những cách giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình sữa mẹ bị hỏng. Chính vì lợi ích này mà rất nhiều mẹ đã áp dụng. Tuy nhiên, việc ủ nóng sữa cũng có một số nhược điểm như:
- Thời gian bảo quản sữa ủ nóng thường ngắm hơn sữa trong tủ lạnh
- Nhiệt độ ủ quá nóng sẽ khiến một số chất không bền và bị phân hủy.
Chính vì một vài nhược điểm này, mà mẹ cần nên biết được thời gian tối đa sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé sử dụng; cũng như một số lưu ý khi ủ nóng sữa mẹ. Con Cưng đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan. Cùng theo dõi nhé!
2. Sữa mẹ vắt ra ủ nóng để được bao lâu thì bị hỏng?
Thời gian ủ nóng sữa mẹ tối đa phù thuộc vào nhiều yếu tốt (ảnh: Internet)
Thời gian tối đa sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Và để có thể xác định chính xác, mẹ nên dựa vào mức nhiệt độ môi trường xung quanh bình ủ. Theo tham khảo, sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng từ 20 - 25 độ C) thì tốt nhất nên bảo quản trong vòng 4 giờ. Có một nguyên tắc mà mẹ nên biết rằng, nhiệt độ phòng càng thấp, thì thời gian sữa mẹ vắt ra ủ nóng càng được kẻo dài hơn.
Theo nguyên tắc này, mẹ chỉ cần cất giữ các bình ủ này vào ngăn mát của tủ lạnh là đã có thể kéo dài hơn lượng thời gian để được sữa mẹ. Khi được lưu trữ ở mức nhiệt trữ lạnh nhỏ hơn 4 độ C, sữa mẹ vắt ra có thể bảo quản được đến 4 ngày. Tuy nhiên, khi đã mang bình ủ sữa ra khỏi ngăn mất thì mẹ cần tuân thủ đúng quy tắc hâm nóng sữa trước khi cho bé dùng nhé! Mẹ tuyệt đối không cho sữa vào lò vi sóng để hâm lại. Ngoài ra, sữa mẹ sau khi đã làm ấm thì nên sử dụng càng sớm càng tốt để vi khuẩn không sinh sôi phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa của bé.
3. 3 cách hâm nóng sữa mẹ an toàn và phổ biến
Sữa mẹ sau khi hâm nóng có thể dùng trong khoảng 24 giờ. Sau 24 giờ nếu trẻ không dùng hết thì phải bỏ lượng sữa thừa này đi. Vì chất dinh dưỡng trong sữa sẽ bị ảnh hưởng sau khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, mẹ nên cho trẻ dùng sau khi được hâm nóng xong là tốt nhất. Sau đây là 3 cách hâm nóng sữa rất phổ biến và đảm bảo an toàn cho bé sử dụng:
3.1 Hâm nóng sữa mẹ bằng nước ấm
Đây là cách hâm sữa mẹ đơn giản nhất và cũng rất dễ thực hiện. Với cách này, mẹ chỉ cần đổ đầy nước ấm khoảng 40 độ C vào một chiếc bát nhỏ, rồi đặt bình sữa vào. Những mẹ bỉm không có các thiết bị hâm sữa như: bình ủ sữa, máy hâm sữa,... thường áp dụng cách hâm nóng đơn giản này.
Khi áp dụng cách hâm này, mẹ cần nhớ rằng, nhiệt độ của nước trong bát sẽ giảm xuống rất nhanh. Để có thể hâm nóng sữa cho con dùng, mẹ cần phải thay nước ấm liên tục. Ngoài ra, cách hâm sữa bằng nước ấm chỉ giữ ấm được sữa mẹ trong khoảng 30 phút.
3.2 Dùng bình hoặc dùng túi ủ sữa
. Bình sữa hoặc túi ủ sữa được thiết kế nhỏ gọn, nên rất tiện lợi (ảnh: Internet)
Cách hâm nóng này không chỉ giúp tiết kiệm được thời gian cho mẹ, mà còn rất dễ thực hiện. Cụ thể: mẹ vắt sữa cho ra bình đã được tiệt trùng, rồi chỉ cần bỏ vào bình hoặc túi ủ sữa. Bình sữa hoặc túi ủ sữa được thiết kế nhỏ gọn, nên rất tiện lợi cho mẹ khi đưa bé đi ra ngoài hoặc du lịch. Song, mẹ lưu ý nhé! Cách này chỉ áp dụng cho sữa vừa được vắt xong, không áp dụng cho sữa đã được bảo quản trong tủ lạnh.
Mẹ có thể tìm được rất nhiều loại bình sữa hoặc túi ủ sữa ở các shop mẹ và bé, các siêu thị,... Song, mẹ chỉ nên chọn những loại bình hoặc túi có thương hiệu để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé nhé! Dưới đây là một số gợi ý mà mẹ có thể tham khảo để chọn mua đấy:
. Bình ủ đơn Kuku KU5449
. Bình ủ sữa chiếc nhựa tròn trắng Jiading (0517)
. Bình ủ sữa chiếc nhựa lớn 0526
. Bình giữ nhiệt Lock&Lock LHC4267 490ml (hồng)
3.3 Dùng máy hâm sữa
Máy hâm sữa giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức (ảnh: Internet)
Đây là thiết bị vô cùng hữu ích giúp mẹ ủ sữa cho con. Không những vậy, nhiều loại máy ủ sữa còn được tích hợp thêm nhiều tính năng khác rất tiện lợi như: giữ ấm sữa, tiệt trùng bình sữa, rã đông sữa, luộc trứng, hâm thức ăn,... Sử dụng máy hâm sữa không chỉ giúp sữa mẹ đạt được độ ấm mà bé có thể tiếp nhận, mà còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng có trong sữa nhất.